Đọc cái tên Pipo, ít ai nghĩ đây là một thương hiệu của Trung Quốc. Điều đó còn khó hình dung hơn khi cầm máy trên tay, do X7 có kiểu dáng gọn gàng, thiết kế đẹp, lớp vỏ nhôm hoàn thiện tốt và rất nhẹ. Máy có kích thước dài, rộng và cao lần lượt là 188 x 129 x 25,6mm, cùng trọng lượng chỉ 440g,
Khác với các case máy tính thông thường, không có bất kỳ nhãn mác nào trên vỏ máy, ngoài dòng chữ Pipo ở mặt trên. Cũng không có cả logo Intel Inside, Windows 8.1 và Office 365 như vẫn thấy. Máy được trang bị bộ vi xử lý Quad-Core Intel Atom Bay Trail-Base Z3736F, tốc độ 1,33 GHz. Chip đồ hoạ Intel HD Graphics có tốc độ xử lý 313 MHz, kèm RAM 2GB, bộ nhớ trong 32GB chỉ vừa đủ cho việc cài đặt và vận hành. Cấu hình này rất yếu nếu so với các máy tính khác, nhưng vẫn đủ dùng cho nhu cầu văn phòng thông thường. Đặc biệt nếu so với các TV box Android đủ loại trên thị trường (hầu hết cũng là hàng Trung Quốc), Pipo X7 có sức mạnh vượt trội.
Pipo X7 không có cổng kết nối như máy tính thường thấy, nhưng kèm tới 4 cổng USB 2.0, khá cũ kỹ. Máy được tích hợp khả năng kết nối WiFi và Bluetooth 4.0. Hệ điều hành cài sẵn là Windows 8.1 cùng phần mềm Office 365.
Pipo X7 hiện được bán trên Amazon với giá 150USD. Máy nhập về Việt Nam qua con đường xách tay.
Hộp đựng ghi rõ đây là một chiếc TV box, mặc dù Pipo X7 có thể hoạt động như một case máy PC cấu hình thấp.
Phụ kiện chỉ gồm dây nguồn và sách hướng dẫn.
Mặt trước máy với nút nguồn, 2 cổng USB 2.0 và cổng cắm tai nghe 3.5.
Mặt sau máy có cổng nguồn, cổng mạng LAN, thêm 2 cổng USB 2.0, một cổng HDMI và độc đáo là có thêm một khe cắm thẻ microSD, cùng ăng-ten tăng khả năng bắt Wi-Fi.
Do máy không dùng quạt tản nhiệt nên ngoài lớp vỏ nhôm, mặt dưới và hai bên cạnh điều được trổ các khe tản nhiệt, vừa có tác dụng trang trí.
"Nội thất" của máy đơn giản, gọn gàng.
Giao diện Windows 8.1 của máy.