Câu chuyện này đang diễn ra trong truyền hình trả tiền, nơi số lượng nhà cung cấp đang ngày một nhiều. Vậy, đằng sau câu chuyện cạnh tranh giữa các nhà đài, khán giả ĐƯỢC gì - MẤT gì?
Nhà đài cạnh tranh: Được và mất
Có ý kiến cho rằng, nhiều người bán thì giá rẻ. Đúng nhưng chưa đủ. Thị trường truyền hình trả tiền những năm gần đây ghi nhận nhiều cuộc đua về giá khi có thêm một số “tay chơi” mới như truyền hình An Viên, Viettel,… Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn từ vài chục ngàn đến hàng trăm nghìn cho một gói dịch vụ. Tuy nhiên, cái mà người tiêu dùng mong muốn là chất lượng và nội dung thì chưa có.
Tại hội nghị truyền hình trả tiền tháng 9/2014 vừa qua do Hiệp hội truyền hình châu Á tổ chức (CASBA) tại Hà Nội, một vấn đề được các nhà cung cấp nêu ra là các nhà cung cấp đang tự giết mình bằng việc cạnh tranh giá rẻ thay vì đầu tư về nội dung. Nhìn ngắn hạn, khách hàng cứ tưởng là được giá rẻ, nhưng về lâu dài cái mất chính là không có nội dung “chất” do thiếu nguồn lực để tái đầu tư vào nội dung chất lượng cao. Do đó, khi đối mặt với những thách thức của thị trường: kinh tế suy thoái, chi tiêu giảm sút,… trong khi chi phí bản quyền tăng nhanh, nhiều đối thủ mới, yêu cầu về chất lượng nội dung ngày một khắt khe,…không ít các doanh nghiệp, “tay chơi” mới đã phải tụt dài trên cuộc đua đường trường. Và câu hỏi lúc này được đặt ra liệu “Giá Rẻ” có còn là một phép tính khôn ngoan?
Trước thực trạng đó, nhà đài K+ đã chọn ngã rẽ riêng cho mình để “sinh tồn”: đó là Nội dung. Trên thực tế, ở các thị trường phát triển trên thế giới và mới đây là các nước mới nổi trong khu vực, đã qua rồi cái thời truyền hình trả tiền cạnh tranh bằng giá cước. Các nhà cung cấp đều tìm cách để có được những nội dung “độc” mới mong thu hút và giữ chân thuê bao. Tuy nhiên, chiến lược này của K+, dù không phải là mới so với thế giới nhưng lại táo bạo và liều lĩnh với thị trường Việt Nam, nơi người dân vẫn đặt yếu tố giá lên hàng đầu.
K+ chọn một ngả rẽ riêng khi quyết định cạnh tranh bằng chiến lược nội dung mới
Với hướng đi mới, K+ sẽ khiến khán giả chứng kiến một cuộc “lột xác” mới của nhà đài này trong năm 2015. Cụ thể, nếu trước đây, khán giả biết đến một K+ qua bóng đá thì nay người ta sẽ nhắc đến K+ nhiều hơn qua các bộ phim, các chương trình giải trí như Sóng gió chính trường (House of Cards), những ý tưởng điên rồ trong Bí mật dưới mái vòm (Under the Dome), sự đấu trí hại não của Ám ảnh ngoài không gian (Extant), những cảnh quay lạnh xương sống của Bò Cạp (Scorpion),…
Những loạt phim bom tấn sẽ “đổ bộ” trên các kênh truyền hình K+ trong năm 2015
Cuộc chinh phục một nửa thế giới
Theo một kết quả khảo sát, khá bất ngờ khi phụ nữ là lực lượng khán giả xem truyền hình đông đảo nhất hiện nay, cho dù họ là người luôn bận rộn với công sở, gia đình, con cái và cả tá việc lặt vặt trong nhà. Những chương trình truyền hình thực tế như Nhân tố bí ẩn phiên bản Anh (The X Factor UK); Tìm kiếm tài năng phiên bản Mỹ (America’s Got Talent), hay các màn ảo thuật của huyền thoại Chris Angel và quán quân Australia Got’s Talent Cosentino khiến chị em “phát sốt” và được bàn tán rôm rả sau mỗi lần phát sóng. Nếu như trước đây, chị em thường phải xem những chương trình này trên internet thì nay họ có thể xem trên K+. Đáng chú ý, K+ còn mở hẳn kênh K+NS dành riêng cho phái đẹp …, điều mà chưa nhà đài nào tại VN thực hiện.
Giờ đây, thay vì hỏi xem dùng truyền hình nào rẻ, người tiêu dung lại quay sang tìm truyền hình nào “chất”? Do đó, truyền hình trả tiền là cuộc đua đường trường - nơi chỉ dành cho những chiến binh có nội lực bền bỉ và dám khác biệt.