TRUYỀN HÌNH FPT
Liên kết website
Tin mới đăng
Lắp đặt K+
Tin tức
Sẽ phân công phát sóng kênh truyền hình thiết yếu để tránh chồng chéo

Đăng ngày: 27/01/2015 15:32
Sẽ phân công phát sóng kênh truyền hình thiết yếu để tránh chồng chéo
    Bộ TT&TT sắp ban hành quy định phân công các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất về phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu. Quy định này nhằm tránh việc phát sóng chồng chéo, tiết kiệm kinh phí và nguồn tài nguyên tần số.

Truyền hình FPT

Bộ TT&TT sẽ ban hành quy định phân công các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền dẫn các kênh truyền hình thiết yếu để tránh chồng chéo. 

Hiện nay, Tiểu ban giúp việc đã kiến nghị Ban chỉ đạo số hóa truyền hình quốc gia xem xét việc phân công truyền tải không khóa mã các kênh truyền hình thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị của trung ương và địa phương (kênh truyền hình thiết yếu) cho các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực.

Việc phân công phát sóng này nhằm phân chia trách nhiệm truyền dẫn phát sóng một cách hợp lý, tránh chồng chéo, lãng phí trong sử dụng tài nguyên tần số, một mặt vẫn đảm bảo mục tiêu tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho người dân thu xem được đầy đủ các kênh truyền hình.

Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, bản dự thảo phân công các đơn vị truyền dẫn phát sóng toàn quốc và khu vực về truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu dự kiến sẽ trình lãnh đạo Bộ TT&TT trong tuần này.

Theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các kênh truyền hình thiết yếu phải được truyền dẫn phát sóng trên mọi hệ thống truyền hình trả tiền.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, nếu việc truyền dẫn các kênh thiết yếu khi số hóa truyền hình nếu phải thực hiện theo quy định này. Tức là cả 3 nhà phát sóng quốc gia và 2 đơn vị phát sóng khu vực đều phải truyền dẫn tất cả các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương và trung ương thì sẽ lãng phí lớn về tài nguyên tần số, kinh phí truyền dẫn phát sóng của các đài, dẫn đến việc phát sóng chồng chéo các kênh trong một tỉnh hoặc một khu vực, điều này là lãng phí không cần thiết.

Do đó, ông Hoan đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu và chỉ đạo phân công cho các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng các kênh thiết yếu tại từng khu vực. Ví dụ, VTV đã phát sóng các chương trình thiết yếu của VTV rồi thì doanh nghiệp phát sóng khu vực không bắt buộc phải phát lại trên hệ thống của họ nữa.

Tuy nhiên liên quan đến đề nghị này vẫn còn có ý kiến khác, bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho rằng, việc truyền dẫn các kênh truyền hình thiết yếu cần yêu cầu các hệ thống phải truyền dẫn như nhau, không cần phải phân công.

Trong khi đó, đại diện Sở TT&TT Hải Phòng lại đồng tình với đề xuất cần phải phân công phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu, bởi hai công ty truyền dẫn phát sóng khu vực chỉ được cấp 2 kênh tần số nên rất cần phải phân chia để khỏi lãng phí tài nguyên tần số.

Ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cũng cho rằng, đối với truyền hình analog theo quy định hiện nay, các kênh địa phương phải tiếp sóng thời sự VTV1, trong khi đó thì VTV cũng phủ sóng VTV1 ở khắp cả nước. Do đó, khi VTV phát sóng kênh truyền hình thiết yếu, các doanh nghiệp khu vực buộc phải phát lại rất lãng phí. Do đó, ông Cẩm đồng tình với việc cần phân công các kênh thiết yếu khi số hóa truyền hình.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng, việc phân công phát sóng sẽ phân chia đơn vị nào phát sóng chương trình nào trong một khu vực. Ví dụ, VTV phát sóng các kênh thiết yếu của VTV, doanh nghiệp khu vực phát sóng các kênh thiết yếu địa phương, AVG phát sóng kênh ANTV… Tuy nhiên, việc phân công không có nghĩa là cấm các đài phát thanh truyền hình truyền dẫn kênh truyền hình của mình trên hệ thống khác. Nếu các đài truyền hình có đủ nguồn lực tài chính mà muốn phát sóng thêm trên hệ thống truyền dẫn khác, kể cả trên hệ thống truyền hình trả tiền thì vẫn được phép truyền dẫn.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, nhiều tỉnh nghèo chỉ có đủ nguồn kinh phí để truyền dẫn kênh truyền hình địa phương lên một hệ thống, do đó nếu không phân công mà hệ thống nào cũng buộc phải phát sóng các kênh thiết yếu sẽ chồng chéo không cần thiết và lãng phí kinh phí truyền dẫn phát sóng cho địa phương. Nhà nước không ép các đài phải phát sóng kênh thiết yếu trên mọi hệ thống. Mặt khác các đài có thể tự lựa chọn phát sóng trên nhiều hệ thống khác tùy thuộc vào nguồn kinh phí của mình.

Theo Thông tư 09/2012/TT-BTTTT, Bộ TT&TT quy định có 10 kênh truyền hình thiết quốc gia bao gồm: 4 kênh do VTV sản xuất là VTV1; VTV2; VTV4; VTV5; 4 kênh do VTC sản xuất gồm VTC1; VTC10; VTC14; VTC16; kênh VNEWS do TTXVN sản xuất và kênh truyền hình AnninhTV do Bộ Công an sản xuất. Và 62 kênh truyền hình thiết yếu địa phương.

Theo quy định của Chính phủ, 10 kênh truyền hình thiết yếu này phải được cung cấp trên tất cả các hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta. Các hệ thống truyền hình khi cung cấp dịch vụ ở địa phương nào thì phải truyền dẫn các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương đó.


CÁC TIN KHÁC:


| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Sóng truyền hình số phủ đến đâu sẽ tắt sóng analog ở đó
Truyền hình trả tiền, cuộc đua đường dài bằng nội dung
Trưa nay cáp quang AAG sẽ được khôi phục 100% đường truyền
Cuộc đua bình dân hoá truyền hình Internet TV
FPT hợp tác với DIRECTV chia sẻ về công nghệ truyền hình số vệ tinh
Đánh giá FPT Play, ứng dụng xem truyền hình, xem phim của FPT
5 thiết bị xem phim HD online hấp dẫn cho năm mới
TV Box là gì ? Nên mua TV box nào ?
Những ưu điểm của chuẩn kết nối HDMI 2.0
Nên mua đầu HD nào cho nhu cầu chơi HD